SỐ LƯỢT TRUY CẬP

0
2
5
1
2
1
5

SỐ LƯỢT ĐANG ONLINE

0
0
0
0
0
0
2
Liên kết web
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Đảm bảo sự nghiêm minh, nâng cao hiệu lực quản lý và Nhà nước

Sáng 5/4, tại Trụ sở Bộ TN&MT, Tổng cục Quản lý đất đai đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các địa phương về Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạ

Tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Đào Trung Chính cho biết, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2132/VPCP ngày 19/3/2019 giao Bộ TN&MT chủ trì lấy thêm ý kiến của các Bộ ngành, địa phương về lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các Bộ ngành, Hiệp hội về Dự thảo này.

Việc xây dựng Dự thảo Nghị định phải đảm bảo sự nghiêm minh, nâng cao hiệu lực quản lý và Nhà nước. Do đó, phải rà soát không để chồng chéo với các quy định pháp luật hiện hành khác, xử lý sai phạm minh bạch, quy định rõ trách nhiệm các cấp, bộ ngành, nhất là trong việc sử dụng đất và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn tại các địa phương.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất cho biết, Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm 4 chương, 44 điều, tăng 6 điều so với Nghị định 102.NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể hơn một số hành vi, tăng mức xử phạt so với trước đây nhằm đảm bảo tính ngăn ngừa vi phạm, giúp đội ngũ thanh tra xử lý dễ dàng hơn các vi phạm.

Toàn cảnh hội thảo

Tại Hội nghị, đại diện các Sở TN&MT các tỉnh, thành phố cơ bản nhất trí với Dự thảo Nghị định và góp ý nhằm hoàn thiện Dự thảo. Góp ý về hành vi vi phạm, ông Vĩnh Đại Lợi, Chánh Thanh tra Sở TN&MT TP. Cần Thơ cho rằng, quy định đối với hành vi hủy hoại đất trong đó có hình thức xử phạt và buộc phải khôi phục trong Dự thảo là rất khó thực hiện. Ví dụ như việc khai thác cát dẫn tới sạt lở đất rát khó khôi phục nên cần có có quy định thêm đối với việc không thể khôi phục với những trường hợp này.

Góp ý về mức phạt, ông Bùi Công Mậu, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Nam Định cho rằng, hành vi chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp, đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép trong Dự thảo còn rất thấp. Cụ thể là quy định chuyển đổi dưới 200m2 chỉ bị xử phạt không quá 10 triệu là rất thấp không đủ sức răn đe… Cần có chế tài mạnh hơn đối với hành vi này.

Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự thảo, dự kiến trình Chính phủ xem xét trước ngày 15/4/2019.

 

 

Trường Giang


Bản in



Xem chi tiết Tại đây